Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Hocbong.org

"Nhân tài trẻ" bàn luận học học tiếng Anh

Quán quân Nguyễn Thành Đạt nhận giải trong cuộc thi.
Quán quân Nguyễn Thành Đạt nhận giải trong cuộc thi.
GD&TĐ - "Văn hóa trẻ" vốn là một khái niệm rất rộng, đó cũng là chủ đề trong vòng chung kết cuộc thi tranh luận và hùng biện BNW(Black and White), nhằm khai thác nhiều mặt trong đời sống giới trẻ.
Cuộc thi đã diễn ra gần 4 giờ đồng hồ với sự tranh tài gay cấn, sổi nổi của 9 thí sinh.
Trong 3 vòng thi, chủ đề của vòng 2 khiến các thí sinh sôi nổi hơn cả vì là phần thi tranh luận trực tiếp. 4 thí sinh được lọt vào tranh tài là Nguyễn Thành Đạt (Đại học Luật), Lê Khánh Kinh (ĐH Ngoại Thương), Nguyễn Hà Phi (ĐHQGHN) và Nhữ Hương Trà (THPT Amsterdam).
Làm nông nghiệp cũng phải biết tiếng Anh
Với chủ đề khá thú vị: Có nên đưa Tiếng Anh thành một môn thi bắt buộc trong tất cả các khối thi Đại học, 4 thí sinh đã được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm phải đưa ra quan điểm đồng ý với chủ đề, nhóm còn lại phải phản đối.
Hai nhóm đã tranh luận gay gắt và nêu ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng đầy đủ về vấn đề tiếng anh trong ngành Giáo dục đối với giới trẻ.
Lê Khánh Linh đưa ra quan điểm đồng ý với những lý do thuyết phục: Tiếng Anh là môn cần thiết trang bị cho các ngành học khác, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, đồng thời giúp quá trình hội nhập của Việt Nam tiến xa hơn nữa.
Nguyễn Hà Phi lật lại tất cả các quan điểm của đối phương với những lập luận sắc bén: Chúng ta phải làm rõ vấn đề ở đây là việc đưa tiếng Anh thành một môn thi bắt buộc trong tất cả các khối thi Đại học, vậy thì khối A, B, C, M, N…hay các ngành nghiên cứu về Hán nôm, Văn học, lịch sử Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam hay các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp cũng phải thi và học tiếng Anh hay sao? Như vậy là tăng áp lực thừa cho thí sinh khi phải thi thêm một môn thi nữa.
Còn về vấn đề hội nhập thì lại là chuyện khác, bởi hội nhập thì cần tiếngânh sống, trong khi môn tiếng Anh trong các kỳ thi lại là tiếng Anh chết.
Nhận được nhiều sự tán đồng của khan giả bằng những tiếng vỗ tay, cuộc tranh tài lại càng gay cấn và sôi nổi hơn.
Nhữ Hương Trà – Thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi - mạnh mẽ “phản pháo” khi cho rằng các ngành, khối khác không cần tiếng Anh: Dù là mỹ thuật, văn hóa hay ngôn ngữ Việt Nam đi chăng nữa thì cũng cần học tiếng Anh vì phải có ngoại ngữ mới dịch được các bài báo, các văn bản tiếng nước ngoài để xem họ có những tiến bộ gì, họ nghe gì, nói gì và cần gì ở người Việt chúng ta.
Với phong cách diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ và hoạt ngôn, Nguyễn Thành Đạt làm rõ vấn đề và phát triển thêm ở phần của Hà Phi với nôi dung: Tại sao chúng tôi nói tiếng Anh đi thi là tiếng Anh chết bởi trong 90 phút, 80 câu, thí sinh chỉ biết khoanh tròn thôi.
Trong khi nếu hội nhập thì đòi hỏi tiếng Anh sống bằng cách nghe, nói thành thạo chứ không phải là khoanh tròn các đáp án. Chúng ta cần học nhiều, học, học nữa học mãi chứ không phải là thi nhiều, nên thi ít thôi. Việt Nam hội nhập WTO từ năm 2007, vậy thì suốt từ những năm ấy đến nay, tiếng Anh của Việt Nam ra sao?
Đạt dẫn dắt thêm những lý do phản đối vì nếu bất cứ một ngành nào cũng yêu cầu học tiếng Anh thì sẽ tự đào thải một đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nhưng không giỏi tiếng Anh, trong khi thực tế đất nước đang cần, rất cần những người có chuyên môn hơn những người nói ngoại ngữ giỏi.
Chưa thể trao giải ngay sau khi phần thi kết thúc
Nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc - Thành viên Ban Giám khảo - đã nhận xét các thí sinh với tinh thần hào hứng: Tôi khâm phục kĩ năng của các bạn, không những trình bày tốt mà các bạn còn nắm rõ ý của đối phương, các bạn rất giỏi.
Nhà giáo Nhân dân, GS Nguyễn Lân Dũng không giấu sự xúc động: Những vấn đề mà xã hội đang quan tâm, cả nước đang theo dõi chỉ qua mấy bạn nhỏ thôi mà đã sáng tỏ rất nhiều, tôi càng tin tưởng hơn vào thế hệ trẻ Việt Nam, cuộc thi này nên đưa lên sóng truyền hình để nhiều người biết hơn nữa.
9 thí sinh tham gia buổi chung kết là 9 phong cách khác nhau, khán giả đã không ít lần hò reo và vỗ tay sau mỗi câu phản biện, tranh luận hay.
Lọt vào vòng 3 có hai thí sinh xuất sắc là Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Hà Phi với chủ đề ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín tại Việt Nam. Ban Giám Khảo đã rất khó khăn để chọn ra thí sinh đạt giải nhất.
Câu hỏi phụ Theo bạn, có linh hồn hay không? của GS Nguyễn Lân Dũng khiến 2 thí sinh quyết liệt hơn.
Khi đã hết giờ, 4 vị giám khảo vẫn chưa chọn được giải nhất. Điều đó càng cho thấy rõ sự ngang tài, ngang sức của 2 thí sinh. BGK đã đặt thêm các câu hỏi phụ để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trùng với quan điểm của khán giả, BGK đã trao giải quán quân và giải do khán giả bình chọn cho thí sinh xuất sắc nhất Nguyễn Thành Đạt – ĐH Luật, giải nhì là Nguyễn Hà Phi; Lê Khánh Linh và Nhữ Hương Trà đồng giải ba.
Cuộc thi đã gây ấn tượng mạnh mẽ tới các vị khách mời, Ban Giám khảo cũng như khán giả theo dõi, khai thác được nhiều mặt trong xã hội, giúp giới trẻ nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình.
Với phạm trù rộng rãi, chủ đề “Văn hóa trẻ” góp phần tích cực trong việc đánh giá những hiện tượng cũ dưới góc nhìn mới của giới trẻ, phần nào thay đổi nhận thức giới trẻ để thúc đẩy sự tiến bộ trong xã hội.
Ngọc Trang

Hocbong.org

About Hocbong.org

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Bài đăng phổ biến