Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Hocbong.org

1. I’d like a ………… of toothpaste, please.

A. can
B. box
C. tube
D. bar

2. He isn’t fat. He is ………….

A. thin
B. tall
C. short
D. full

3. Nga ………… full lips.

A. have
B. has
C. are
D. do

4. ………… oranges do you need? – A dozen.

A. How many
B. How much
C. How
D. What

5. How much is this ………… of cooking oil?

A. glass
B. hot
C. hungry
D. full

6. I’m …………. I’d like some noodles.

A. tired
B. hot
C. hungry
D. full

7. Carrots, beans and onions are some kind of ………….

A. vegetables
B. food
C. drink
D. fruit


Category: articles

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Hocbong.org
• I need to catch up on my sleep ---> Tôi cần phải ngủ bù

• I like sleeping in bed late on Sundays ---> Tôi thích ngủ nướng vào những ngày chủ nhật

• i overslept for class---> Tôi đã ngủ quên trên lớp 

• He sleeps like a log/top ---> ngủ như chết

• To take an afternoon nap/to take a siesta ---> ngủ trưa

• It rains in torrents ---> Mưa như trút nước

• It's raining cats and dogs today ---> Hôm nay trời mưa tầm tã

• to get caught in the rain ---> Mắc mưa

• Come in out of the rain ! Get in out of the wet ! ---> Vào đây, đừng đứng ngoài mưa !

• After rain comes fair sunshine ---> Sau cơn mưa trời lại sáng
Category: articles
Hocbong.org
1. It’s a kind of once-in-life! Cơ hội ngàn năm có một
2. Out of sight out of mind! Xa mặt cách lòng
3. The God knows! Chúa mới biết được
4. Women love through ears, while men love through eyes! Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.
5. Poor you/me/him/her…! tội nghiệp mày/tao/thằng đó/ con đó
6. Can’t help/ can’t bear/ can’t stand: không thể chịu đựng nổi
7. It’s (not) worth: (không) đáng giá
8. It’s no use: thật vô dụng
9. It’s no good: vô ích
10. There’s no point in: Chẳng có lý do gì/ lợi gì
11. Have difficulty (in): Có khó khăn trong vấn đề gì
12. A waste of money/ time: tốn tiền/ mất thời gian
13. Be busy (with): bận rộn với cái gì
14. Look forward to: trông mong, chờ đợi
15. Be (get) used to: quen với cái gì
16. You gotta be kidding me : Anh đang giỡn/ đùa với tôi. ( ý là ko tin đó là sự thật, ý ngờ vực )
17. We have to catch a cab to work : Chúng ta phải bắt taxi đến chỗ làm
18. Miss the bus/ train/ flight : lỡ xe búyt, tàu, chuyến bay
19. It tastes lovely / it’s delicious : Ngon quá, ngon ghê ( món ăn )
20. what’s up : khỏe ko ? dạo này sao rồi ? ( giống như How are you ? how do u do ? )


Category: articles
Hocbong.org
Fresh: tươi; mới; tươi sống

Rotten: thối rữa; đã hỏng

Off: ôi; ương

Stale (used for bread or pastry): cũ, để đã lâu; ôi, thiu (thường dùng cho bánh mì, bánh ngọt)

Mouldy: bị mốc; lên meo

The following words can be used when describing fruit:

Những từ sau có thể được dùng khi mô tả trái cây:

Ripe: chín

Unripe: chưa chín

Juicy: có nhiều nước

Meat can be described using the following words:
Những từ dưới đây có thể dùng để mô tả thịt:


Category: articles
Hocbong.org
1. I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you. (Tôi yêu bạn không phải vì bạn là ai, mà là vì tôi sẽ là người thế nào khi ở bên bạn)

2. A true friend is someone who reaches for your hand and touches your heart.( Người bạn tốt nhất là người ở bên bạn khi bạn buồn cũng như lúc bạn vui )

3. Never frown, even when you are sad, because you never know who is falling in love with your smile. ( Đừng bao giờ tiết kiệm nụ cười ngay cả khi bạn buồn, vì không bao giờ bạn biết được có thể có ai đó sẽ yêu bạn vì nụ cười đó)

4. To the world you may be one person, but to one person you may be the world. (Có thể với thế giới, bạn chỉ là một người. Nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới )

5. Don’t waste your time on a man/woman, who isn’t willing to waste their time on you. ( Đừng lãng phí thời gian với những người không có thời gian dành cho bạn)

6. Don’t because it is over, smile because it happened.(Hãy đừng khóc khi một điều gì đó kết thúc)

7. A man falls in love through his eyes, a woman through her ears. (Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt)

8 .Frendship often ends in love, but love in frendship-never (Tình bạn có thể đi đến tình yêu, và không có điều ngược lại)

9 .I would rather be poor and in love with you, than being rich and not having anyone. (Thà nghèo mà yêu còn hơn giàu có mà cô độc)

10 .It only takes a second to say I love you, but it will take a lifetime to show you how much. ( tôi chỉ mất 1 giây để nói tôi yêu bạn nhưng phải mất cả cuộc đời để chứng tỏ điều đó)
Category: articles
Hocbong.org
1. Typical of the grassland dwellers of the continent is the American antelope, or pronghorn. 

2. Of the millions who saw Haley’s comet in 1986, how many people will live long enough to see it return in the twenty-first century. 

3. Anthropologists have discovered that fear, happiness, sadness, and surprise are universally reflected in facial expressions. 

4. Because of its irritating effect on humans, the use of phenol as a general antiseptic has been largely discontinued. 

5. In group to remain in existence, a profit-making organization must, in the long run, produce something consumers consider useful or desirable. 

6. The greater the population there is in a locality, the greater the need there is for water, transportation, and disposal of refuse. 

7. It is more difficult to write simply, directly, and effectively than to employ flowery but vague expressions that only obscure one’s meaning. 

8. With modern offices becoming more mechanized, designers are attempting to personalize them with warmer, less severe interiors. 

9. The difference between libel and slander is that libel is printed while slander is spoken. 

Category: articles

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Hocbong.org
1. Các động từ chỉ tiến trình
anticipate: Tham gia
avoid: Tránh
begin: Bắt đầu
cease:Dừng
complete: Hoàn thành
delay: Trì hoãn
finish: kết thúc
get through: vượt qua
give up: Từ bỏ
postpone: Trì hoãn
quit: Bỏ
risk: Nguy hiểm
start: Bắt đầu
stop: kết thúc
try: cố gắng

2. Các động từ chỉ giao tiếp
admit: chấp nhận
advise: lời khuyên
deny: từ chối
discuss: thảo luận
encourage: khuyến khích
mention: đề cập


Category: articles
Hocbong.org
1/ Bạn nên học NGHE trước, nghe bằng lỗ tai chứ không nghe bằng mắt.
Có nghĩa là bạn phải nghe dù không hiểu, luyện cho tai mình phải nghe cho ra từ, câu và bắt chước… Không xem đáp án trước.
Nhằm giúp chúng ta có thể luyện NGHE như thế, bạn có thể nghe mọi lúc, kể cả khi bạn đang làm việc khác hoặc đang thư giãn, thay vì nghe nhạc tiếng Việt hay tiếng Hàn, bạn nên nghe nhạc Tiếng Anh.
Tuy nhiên, để chúng ta không bị mất nhiều thời gian luyện nghe, chúng ta có những bài tập luyện nghe như: NGHE đánh trắc nghiệm, NGHE điền từ, NGHE trả lời câu hỏi, NGHE viết chính tả, NGHE có phụ đề.

2/ Bạn nên nghe những tài liêụ Tiếng Anh ngoài sách giáo khoa.
Có nghĩa là muốn học giao tiếp thì nên nghe những mẫu đàm thoại trong các đoạn phim, chỉ cần load về 1 bộ phim mình thích, rồi nghe và xem hoài.

3/ Phải học thật sâu, phải nghe 1 bài hàng triêu lần.
Thậm chí người bản xứ, học cũng phải học như vậy. Họ đã nghe số lượng câu để giao tiếp hàng ngày từ trong bụng mẹ, khi họ chưa hiểu gì hết, đến khi sinh ra họ cũng phải nghe như thế đến khoảng 4,5 tháng mới hiểu rôì làm theo, 8 tháng đến hơn 1 năm mới bập bẹ nói từng chữ.
Các bạn có nhận thấy quá trình học tiếng Việt của chúng ta cũng như thế không ?
Vậy số lần chúng ta nghe những từ, những câu đó, chắc chúng ta không thể đếm được, đúng không các bạn.

4/ Phải học cụm từ hoặc học cả câu, không bao giờ học từng từ riêng lẻ.
Cách học này giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng được cụm từ hay câu đã học được. Ngoài ra khi dùng ta không cần suy nghĩ lâu để ráp lại thành câu. Đó là yêu cầu trong giao tiếp vì không có nhiêù thời gian cho bạn suy nghĩ khi giao tiếp.


Category: articles
Hocbong.org
1. A can of soup - Một lon súp
2. A jar of jam - Một lọ mứt
3. A bottle of ketchup - Một chai sốt cà chua
4. A box of cereal - Một hộp ngũ cốc
5. A bag of flour - Một túi bột
6. A loaf of white bread - Một ổ bánh mì
7. Two loaves of white bread - Hai ổ bánh mì
8. A bunch of bananas - Một nải chuối
9. A head of lettuce - Một cục rau diếp (ko biết dùng tiếng Việt )
10. A dozen eggs - Một tá (12) trứng
11. A pint of ice cream - 1 pt kem (1pt = 0.58 lít)
12. A quart of orange juice - 1 qt nước cam (1qt = 1.14 lít)
13. A gallon of milk - 1 Galong sữa (1 gallon = 4.54 lít)
14. A pound of meat - 1 pound thịt (1 pound = 0.545 kg)
15. A half pound of cheese/ half a pound of cheese - Một nửa pound pho mát
Category: articles
Hocbong.org
I _ INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU
-----------------------------------------------------------

Good morning, ladies and gentlemen.
(Chào buổi sáng quí ông/bà)

Good afternoon, everybody
(Chào buổi chiều mọi người.)

I’m … , from [Class]/[Group].
(Tôi là…, đến từ…)

Let me introduce myself; my name is …, member of group 1
(Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm 1.)

II _ INTRODUCING THE TOPIC – GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
-------------------------------------------------------------------

Today I am here to present to you about [topic]….(Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…)

I would like to present to you [topic]….(Tôi muốn trình bày với các bạn về …)

As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….(Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về…)


Category: articles
Hocbong.org
1. Avocado : Bơ
2. Apple : Táo
3. Orange : Cam
4. Banana : Chuối
5. Grape : Nho
6. Grapefruit (or Pomelo) : Bưởi
7. Starfruit : Khế
8. Mango : Xoài
9. Pineapple : Dứa, Thơm
10. Mangosteen : Măng Cụt
11. Mandarin (or Tangerine) : Quýt
12. Kiwi fruit : Kiwi
13. Kumquat : Quất
14. Jackfruit : Mít
15. Durian : Sầu Riêng
16. Lemon : Chanh Vàng
17. Lime : Chanh Vỏ Xanh
18. Papaya (or Pawpaw) : Đu Đủ
19. Soursop : Mãng Cầu Xiêm
20. Custard-apple : Mãng Cầu (Na)
21. Plum : Mận
22. Apricot : Mơ

Đọc thêm »
Category: articles
Hocbong.org
1. 2u = to you: đến bạn
2. 2u2 = to you too: cũng đến bạn
3. 2moro = tomorrow: ngày mai
4. 4evr = forever: mãi mãi
5. Abt = about: về
6. atm = at the moment: vào lúc này, chứ không phải là máy rút tiền ATM đâu nhé :))
7. awsm = awesome: tuyệt vời
8. ASL plz = age, sex, location please: xin cho biết tên, tuổi, giới tính
9. Asap = as soon as possible: càng sớm càng tốt
10. B4 = before: trước
11. B4n = bye for now: Bây giờ phải chào (tạm biệt)
12. bcuz = because: bởi vì
13. bf = boyfriend: bạn trai
14. bk = back: quay lại
15. brb = be right back: sẽ trở lại ngay
16. bff = best friend forever: Mãi mãi là bạn tốt
17. btw = by the way: tiện thể
18. C = see: nhìn
19. Cld = could có thể (thời quá khứ của “can”)
20. cul8r = see you later: gặp lại bạn sau
21. cya = see ya = see you again: gặp lại bạn sau
22. def = definitely: dứt khoát
23. dw = Don't worry : không sao, đừng lo lắng
24. F2F = face to face: gặp trực tiếp ( thay vì qua điện thoại hay online)
25. fyi = for your information: để bạn biết rằng

Đọc thêm »
Category: articles

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Hocbong.org
1, Asking how someone is - Hỏi thăm sức khỏe ai đó

- How are you? cậu có khỏe không?
- How's it going? tình hình thế nào? (khá thân mật)
- How are you doing? tình hình thế nào? (khá thân mật)
- How's life? tình hình thế nào? (khá thân mật)
- How are things? tình hình thế nào? (khá thân mật)

- I'm fine, thanks mình khỏe, cảm ơn cậu
- I'm OK, thanks mình khỏe, cảm ơn cậu
- Not too bad, thanks không tệ lắm, cảm ơn cậu
- Alright, thanks ổn cả, cảm ơn cậu
- Not so well mình không được khỏe lắm

- How about you? còn cậu thế nào?
- And you? còn cậu?
- And yourself? còn cậu?


Category: articles
Hocbong.org
What's wrong with you? - Bạn sao vậy?

Me and my boyfriend/girlfriend just broke up - Mình và người yêu vừa mới chia tay.

Oh, I'm sorry to hear that. - Ôi, buồn nhỉ

He/she turns his/her back on me. - Anh/Cô ta quay lưng lại với mình
We fight almost everyday - Tụi mình gần như ngày nào cũng cãi nhau. 

Sometimes breaking up is a good solution - Đôi khi chia tay là một giải pháp tốt.

I don't think so. I can't stand missing him/her. - Mình không nghĩ vậy. Mình ko chịu được cảm giác nhớ anh/cô ấy

Time will heal every wound. Give me a big smile, my friend. - Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương. Cười tươi lên, bạn tui ơi.
I'm always besides you. - Mình luôn bên cạnh bạn nè

Thank you, I feel much better now. - Cảm ơn bạn, mình cảm thấy khá hơn nhiều rồi.
Kiss her/his cheek and give her/him a hug - hun má cô/anh ta & ôm một cái. (This is my favorite part)
Category: articles
Hocbong.org
1. After you: Mời ngài trước.
Là câu nói khách sáo, dùng khi ra/ vào cửa, lên xe…

2. I just couldn’t help it: Tôi không kiềm chế được / Tôi không nhịn nổi…
Câu nói hay ho này dùng trong những trường hợp nào?
eg: I was deeply moved by the film and I cried and cried. I just couldn’t help it.

3. Don’t take it to heart: Đừng để bụng/ Đừng bận tâm
eg: This test isn’t that important. Don’t take it to heart.

4. We’d better be off: Chúng ta nên đi thôi
It’s getting late. We’d better be off .

5.Let’s face it: Hãy đối mặt đi / Cần đối mặt với hiện thực
Thường cho thấy người nói không muốn né tránh khó khăn.
eg: I know it’s a difficult situation. Let’s face it, OK?

6. Let’s get started: Bắt đầu làm thôi
Nói khi khuyên bảo: Don’t just talk. Let’s get started.

7. I’m really dead: Tôi mệt chết đi được
Nói ra cảm nhận của mình: After all that work, I’m really dead.


Category: articles
Hocbong.org
Hai tính từ này đều có nghĩa 'xấu hổ', 'hổ thẹn'. Tuy nhiên, cách dùng hoàn toàn khác nhau.

- Dùng ASHAMED khi bạn cảm thấy TỘI LỖI vì đã CỐ Ý làm điều gì đó sai trái
VD: You shoud be ashamed of treating your daughter like that. (Tạm dịch: Anh nên cảm thấy hổ thện vì đối xử với con gái mình như thế.)
KHÔNG dùng 'ashamed' để nói về môt sự việc không thực sựnghiệm trọng.
VD: 'I am sorry that I forgot to buy the milk' NOT 'I am ashamed that I forgot to buy the milk
(Tạm dịch: 'Tớ rất tiếc vì đã quên mua sữa', KHÔNG NÓI 'Tớ cảm thấy xấu hổ vì đã quên mua sữa'.)

- Dùng EMBARRASSED khi bạn cảm thấy MẮC CỠ vì đã làm sai hoặc làm một điều gì đó NGỚ NGẨN trước nhiều người.
VD: I was embarrassed about forgetting his name.
(Tạm dịch: Tớ cảm thấy ngượng vì quên mất tên anh ta)
Category: articles

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Hocbong.org
 4 đặc điểm khó của phát âm tiếng Anh đối với người Việt
GD&TĐ - 4 đặc điểm khó tiếp của phát âm tiếng Anh đối với người Việt, bao gồm: âm gió (voiceless consonants), âm cuối (ending sounds), nối âm (linking sounds) và ngữ điệu (intonation).
1. Âm gió – Voiceless consonants
Trong tiếng Anh, có tất cả 8 phụ âm được xếp vào nhóm âm gió. Bạn có thể xem từng âm một tại đây: http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/grammar/pron/sounds/con_voiceless_1.shtml
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất của những âm này là sự xuất hiện của luồng hơi có thể làm lay động một tờ giấy nếu để trước miệng khi phát âm. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng đây là một trong những thử thách khó nhất khi phát âm tiếng Anh.
Trong tiếng Việt, chúng ta cũng gần như có đủ các phụ âm “p”, “t”, “ch”, “th”, “k” nhưng không hề có kiểu bật hơi như thế. Nên đa phần chúng ta khi nói tiếng Anh sẽ phát âm chúng theo “giọng Việt Nam” nếu như không luyện tập cẩn thận.
Để luyện phát âm chuẩn những voiceless consonants này thì hiển nhiên nghe là bước đầu tiên bởi phải biết nó được phát âm như thế nào thì mới có thể bắt chước theo được.
Bạn không cần quan trọng lắm nội dung sẽ nghe, mà chỉ cần chú ý nhận dạng những voiceless consonants này. Sẽ phải mất 1 thời gian để tai bạn quen với những “âm lạ” này.
Trong khi nghe, hãy tập phát âm bắt chước cách người bản ngữ nói. Đặc biệt lưu ý khi âm gió nằm cuối và đóng vai trò “ending sounds” (mình sẽ nói kỹ hơn ở phần tiếp theo).
Lưu ý thứ 2 là khi phát âm động từ thời quá khứ hay danh từ số nhiều nếu nó kết thúc bằng “voiceless consonants”.
2. Âm cuối – Ending sounds
Thiếu âm cuối là lỗi phổ biến nhất của người Việt học tiếng Anh. Nhưng nguy hại hơn ở chỗ nhiều người dù biết mình thiếu âm cuối mà vẫn không biết phải sửa như thế nào.
Vì vậy, trước khi chia sẻ 1 vài phương pháp rèn luyện, mình xin kể lể một chút dẫn cứ “lịch sử” để hiểu rõ hơn nguồn gốc của lỗi này.
Trong tiếng Việt, một từ chỉ bao gồm một phụ âm và nguyên âm, đây chính là khác biệt lớn nhất so với tiếng Anh, khi một từ có thể chứa nhiều phụ âm.
Trong tiếng Việt, từng nguyên âm được đọc rõ nhưng ở phát âm tiếng Anh, phụ âm đóng vai trò chủ đạo còn nguyên âm chỉ được phát âm rõ khi được nhấn trọng âm.
Cứ thế, người Việt chúng ta quen với cách nói thiếu phụ âm, và đặc biệt là phụ âm cuối của từ, tức “âm cuối”; trong khi nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh.
Âm cuối trong tiếng Anh rất phong phú. Thực tế thì có bao nhiêu phụ âm trong tiếng Anh thì cũng sẽ có bấy nhiêu âm cuối. Để tiện theo dõi mình sẽ chia âm cuối thành 3 nhóm sau:
a. Các âm gió (đã được đề cập ở phần trên)
Đây là nhóm dễ phát âm nhất so với 2 nhóm còn lại, nhưng lại giúp bạn về cơ bản phát âm đúng 60% khi nói tiếng Anh. Cách luyện tập âm cuối hiệu quả nhất chính là ôn lại phần âm gió và kiểm tra lại việc đánh vần các từ có âm cuối (chẳng hạn: which, cheap, rest…) và cố gắng để bật thật rõ những âm này khi nói. Kết quả sẽ phụ thuộc 80% vào sự kiên trì của bạn và 20% còn lại là bạn phải có một người giỏi phát âm sửa lỗi cho.
b. Voiced consonants và other consonants.
Sau khi đạt mức cơ bản phát âm đúng tiếng Anh khi thành thạo các âm gió, bạn cần phát âm đúng 2 nhóm này để tạm gọi là “nói tiếng Anh hay”. Ví dụ các từ thuộc 2 nhóm này là: “dad”, “bag”, “sum”, “rung”, etc.
Trong các ví dụ trên các âm “d”, “g” và “ng” rất dễ lẫn với âm tiếng Việt tương ứng, và nó chỉ được phát âm khi nó ở vị trí ending sounds ,như trong “dad” hay “didn’t”.
Lưu ý là âm “d” trong tiếng Anh là một âm hoàn toàn mới chứ không hề giống âm “d” hay âm “đ” của tiếng Việt.
Do đó, một cách để bạn luyện nói tiếng Anh hiệu quả là luyện thật tốt các từ cơ bản có chứa các âm khó chứ không cần luyện quá nhiều từ hoặc những từ quá hiếm gặp.
c. Những trường hợp đặc biệt.
- “H” không bao giờ được phát âm (âm câm) khi ở vị trí âm cuối, thậm chí trong một số từ như hour, heir … chữ “h” dù đứng đầu nhưng vẫn trở thành âm câm.
- “L” bị thay đổi cách phát âm khi đứng ở cuối từ mà phía trước nó là một âm dài. Ví dụ “L” trong “leaf” khác với “L” trong “school”, vì ở “school” có sự xuất hiện của schwa trước khi kết thúc bằng “L”.
- “R” có thể được phát âm hoặc câm khi ở vị trí ending sounds. Nếu “r” là kết thúc của 1 từ đơn như “car” hay “four” thì nó sẽ không được phát âm, tuy nhiên nếu từ tiếp theo lại bắt đầu bằng 1 nguyên âm như trong câu “my car is blue” thì lúc này âm “r” sẽ được đọc nối với “is”.
Ngoài ra còn một số tổ hợp ending sound khó như trong “world”, “work” hay “girl” cần phải luyện tập nhiều mới thành thục
3. Nối âm
Khái niệm này đã được nhắc đến ở ví dụ về ending sounds với âm ‘r”.
Trong thực tế, người bản ngữ luôn nối âm bất cứ khi nào một từ kết thúc bằng một phụ âm và đi sau nó là một nguyên âm. Ví dụ như “depend on”, “tell us”, “world of”, “move on”.
Hiện tượng nối âm không chỉ gây khó khăn cho người Việt chúng ta khi cố gắng nói tiếng Anh cho chuẩn mà còn cả khi nghe. Để khắc phục chỉ còn cách bạn phải kiên nhẫn nghe thật nhiều và chú ý bắt chước cách người bản ngữ nối âm.
4. Ngữ điệu – Intonation
Dù tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu khi có tới 6 thanh sắc, nhưng người Việt lại hay mắc một lỗi khi nói tiếng Anh là cứ “ngang phè phè” chẳng có ngữ điệu lên xuống gì cả.
Kỳ thực thì việc ngữ điệu trong tiếng Anh cũng phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người nói, vì nó còn mang các yếu tố cảm xúc, thái độ.
Có người lên bổng xuống trầm như diễn viên hài Jim Carrey, có người lại cũng ngang ngang trầm trầm như Clint Eastwood. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều họ luôn có sự lên-xuống ngữ điệu khi nói.
Vì mang yếu tố chủ quan, nên không hề có một hệ thống intonation chuẩn để chúng ta luyện tập theo. Nhưng nó vẫn có những quy tắc cơ bản trong lối nói tiếng Anh hằng ngày của người bản xứ. Bao gồm:
- Lên cao ở cuối câu hỏi. (Ví dụ: What time is it?)
- Lên cao ở đầu câu cảm thán. (Ví dụ: What a beauty!)
- Hoặc câu vừa có ý hỏi vừa cảm thán sẽ lên cao những chỗ thế này: What the hell are you doing?
- Hạ giọng ở câu trả lời, câu trần thuật.
- Phát âm mạnh, rõ các động từ. trạng từ trong câu và lướt ở các trợ động từ, phụ từ.
Theo daihoctructuyen.edu.vn
Category: articles
Hocbong.org

Bùi Bảo Long - HSG cấp TP môn Tiếng Anh
Bùi Bảo Long - HSG cấp TP môn Tiếng Anh
GD&TĐ - Từ một cậu học trò thường xuyên bị điểm kém, Bùi Bảo Long - Học sinh lớp 12A2, Trường THPT Đống Đa - đã đạt 2 giải khuyến khích môn Tiếng Anh cấp Thành phố.
Ngay từ nhỏ, Long đã học kém môn Tiếng Anh, nhiều lần bị điểm kém vì không biết đọc, biết viết từ vựng, mẫu câu. Mỗi lúc như thế, cậu cảm thấy môn Tiếng Anh là một môn rất khó học và đôi chút nản.
Hết cấp 1, gia đình lắp cáp truyền hình, Long thường xuyên xem hoạt hình và các kênh TV nước ngoài có phụ đề Tiếng Anh.Cậu bắt đầu đọc và muốn nghe hiểu luôn chứ không cần phụ thuộc vào phụ đề.
Em bắt đầu rèn luyện bằng những phương pháp đơn giản như mỗi ngày học vài từ vựng và nắm vững các cấu trúc câu. Hàng ngày, giờ trên lớp có từ mới em ghi lại các câu, từ, tích lũy dần để tự tạo một từ điển cho riêng mình.
Với phần ngữ pháp, Long học thuộc và phân biệt các cấu trúc câu, thường xuyên đặt câu theo các cấu trúc đã học. "Cũng giống như một công thức nên chỉ cần linh hoạt kết hợp với vốn từ vựng là có thể nói và viết dễ dàng hơn” - Long chia sẻ.
Một cách học hiệu quả là cần đưa những điều không thích trở nên “hứng thú”.Cậu đã tham gia các cuộc thi bằng Tiếng Anh từ khi học lớp 7, hay các cuộc thi nói ở Trung tâm Tiếng Anh. Với Long, đó không đơn thuần là một môn học nữa, mà còn kèm theo cả niềm đam mê.
Lên cấp 3, Long gọi môn Tiếng Anh là môn “Nói như hát”, bởi bất cứ lúc nào cậu cũng có thể hát bằng tiếng Anh.
Từ một câu bé nhút nhát, học kém ngoại ngữ, Long đã đạt 2 giải cấp Thành phố trong bộ môn này đó là giải HSG cấp TP năm học 2013 – 2014 và giải khuyến khích Olympic cấp TP năm 2011.
Ước mơ trở thành một thầy giáo dạy Tiếng Anh, Bảo Long muốn đem kinh nghiệm học tập của mình truyền đạt cho những thế hệ học trò trong tương lai.
Ngọc Trang
Category: articles
Hocbong.org
Quán quân Nguyễn Thành Đạt nhận giải trong cuộc thi.
Quán quân Nguyễn Thành Đạt nhận giải trong cuộc thi.
GD&TĐ - "Văn hóa trẻ" vốn là một khái niệm rất rộng, đó cũng là chủ đề trong vòng chung kết cuộc thi tranh luận và hùng biện BNW(Black and White), nhằm khai thác nhiều mặt trong đời sống giới trẻ.
Cuộc thi đã diễn ra gần 4 giờ đồng hồ với sự tranh tài gay cấn, sổi nổi của 9 thí sinh.
Trong 3 vòng thi, chủ đề của vòng 2 khiến các thí sinh sôi nổi hơn cả vì là phần thi tranh luận trực tiếp. 4 thí sinh được lọt vào tranh tài là Nguyễn Thành Đạt (Đại học Luật), Lê Khánh Kinh (ĐH Ngoại Thương), Nguyễn Hà Phi (ĐHQGHN) và Nhữ Hương Trà (THPT Amsterdam).
Làm nông nghiệp cũng phải biết tiếng Anh
Với chủ đề khá thú vị: Có nên đưa Tiếng Anh thành một môn thi bắt buộc trong tất cả các khối thi Đại học, 4 thí sinh đã được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm phải đưa ra quan điểm đồng ý với chủ đề, nhóm còn lại phải phản đối.
Hai nhóm đã tranh luận gay gắt và nêu ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng đầy đủ về vấn đề tiếng anh trong ngành Giáo dục đối với giới trẻ.
Lê Khánh Linh đưa ra quan điểm đồng ý với những lý do thuyết phục: Tiếng Anh là môn cần thiết trang bị cho các ngành học khác, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, đồng thời giúp quá trình hội nhập của Việt Nam tiến xa hơn nữa.
Nguyễn Hà Phi lật lại tất cả các quan điểm của đối phương với những lập luận sắc bén: Chúng ta phải làm rõ vấn đề ở đây là việc đưa tiếng Anh thành một môn thi bắt buộc trong tất cả các khối thi Đại học, vậy thì khối A, B, C, M, N…hay các ngành nghiên cứu về Hán nôm, Văn học, lịch sử Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam hay các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp cũng phải thi và học tiếng Anh hay sao? Như vậy là tăng áp lực thừa cho thí sinh khi phải thi thêm một môn thi nữa.
Còn về vấn đề hội nhập thì lại là chuyện khác, bởi hội nhập thì cần tiếngânh sống, trong khi môn tiếng Anh trong các kỳ thi lại là tiếng Anh chết.
Nhận được nhiều sự tán đồng của khan giả bằng những tiếng vỗ tay, cuộc tranh tài lại càng gay cấn và sôi nổi hơn.
Nhữ Hương Trà – Thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi - mạnh mẽ “phản pháo” khi cho rằng các ngành, khối khác không cần tiếng Anh: Dù là mỹ thuật, văn hóa hay ngôn ngữ Việt Nam đi chăng nữa thì cũng cần học tiếng Anh vì phải có ngoại ngữ mới dịch được các bài báo, các văn bản tiếng nước ngoài để xem họ có những tiến bộ gì, họ nghe gì, nói gì và cần gì ở người Việt chúng ta.
Với phong cách diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ và hoạt ngôn, Nguyễn Thành Đạt làm rõ vấn đề và phát triển thêm ở phần của Hà Phi với nôi dung: Tại sao chúng tôi nói tiếng Anh đi thi là tiếng Anh chết bởi trong 90 phút, 80 câu, thí sinh chỉ biết khoanh tròn thôi.
Trong khi nếu hội nhập thì đòi hỏi tiếng Anh sống bằng cách nghe, nói thành thạo chứ không phải là khoanh tròn các đáp án. Chúng ta cần học nhiều, học, học nữa học mãi chứ không phải là thi nhiều, nên thi ít thôi. Việt Nam hội nhập WTO từ năm 2007, vậy thì suốt từ những năm ấy đến nay, tiếng Anh của Việt Nam ra sao?
Đạt dẫn dắt thêm những lý do phản đối vì nếu bất cứ một ngành nào cũng yêu cầu học tiếng Anh thì sẽ tự đào thải một đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nhưng không giỏi tiếng Anh, trong khi thực tế đất nước đang cần, rất cần những người có chuyên môn hơn những người nói ngoại ngữ giỏi.
Chưa thể trao giải ngay sau khi phần thi kết thúc
Nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc - Thành viên Ban Giám khảo - đã nhận xét các thí sinh với tinh thần hào hứng: Tôi khâm phục kĩ năng của các bạn, không những trình bày tốt mà các bạn còn nắm rõ ý của đối phương, các bạn rất giỏi.
Nhà giáo Nhân dân, GS Nguyễn Lân Dũng không giấu sự xúc động: Những vấn đề mà xã hội đang quan tâm, cả nước đang theo dõi chỉ qua mấy bạn nhỏ thôi mà đã sáng tỏ rất nhiều, tôi càng tin tưởng hơn vào thế hệ trẻ Việt Nam, cuộc thi này nên đưa lên sóng truyền hình để nhiều người biết hơn nữa.
9 thí sinh tham gia buổi chung kết là 9 phong cách khác nhau, khán giả đã không ít lần hò reo và vỗ tay sau mỗi câu phản biện, tranh luận hay.
Lọt vào vòng 3 có hai thí sinh xuất sắc là Nguyễn Thành Đạt và Nguyễn Hà Phi với chủ đề ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín tại Việt Nam. Ban Giám Khảo đã rất khó khăn để chọn ra thí sinh đạt giải nhất.
Câu hỏi phụ Theo bạn, có linh hồn hay không? của GS Nguyễn Lân Dũng khiến 2 thí sinh quyết liệt hơn.
Khi đã hết giờ, 4 vị giám khảo vẫn chưa chọn được giải nhất. Điều đó càng cho thấy rõ sự ngang tài, ngang sức của 2 thí sinh. BGK đã đặt thêm các câu hỏi phụ để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trùng với quan điểm của khán giả, BGK đã trao giải quán quân và giải do khán giả bình chọn cho thí sinh xuất sắc nhất Nguyễn Thành Đạt – ĐH Luật, giải nhì là Nguyễn Hà Phi; Lê Khánh Linh và Nhữ Hương Trà đồng giải ba.
Cuộc thi đã gây ấn tượng mạnh mẽ tới các vị khách mời, Ban Giám khảo cũng như khán giả theo dõi, khai thác được nhiều mặt trong xã hội, giúp giới trẻ nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình.
Với phạm trù rộng rãi, chủ đề “Văn hóa trẻ” góp phần tích cực trong việc đánh giá những hiện tượng cũ dưới góc nhìn mới của giới trẻ, phần nào thay đổi nhận thức giới trẻ để thúc đẩy sự tiến bộ trong xã hội.
Ngọc Trang
Category: articles
Hocbong.org
Ngữ pháp tiếng Anh là những quy luật giúp bạn vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả.

Cách học tiếng Anh dễ dàng hơn
ảnh minh họa
Nhồi nhét phần ngữ pháp không hẳn là cách tốt nhất để học tiếng Anh. Nhiều người học tiếng Anh với mục đích để giao tiếp cho rằng học ngữ pháp là điều không cần thiết. Tuy nhiên để hiểu và vận dụng một ngôn ngữ, bạn cần nắm được kiến thức nền tảng. Ngữ pháp tiếng Anh là những quy luật giúp bạn vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.

Kiến thức tổng quan

Bạn cần có cái nhìn tổng quan về ngữ pháp tiếng Anh trước khi học từng phần chi tiết. Điều này giúp bạn xác định được những mảng kiến thức cần thiết và lên kế hoạch chi tiết cho việc học.

Lập kế hoạch cụ thể và xác định mục tiêu theo thời gian

Bạn có thể thấy rất nhiều cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, ngữ pháp tiếng Anh rất rộng, không thể gói gọn trong một cuốn sách và bạn cũng không thể học hết mọi vấn đề. Vì vậy bạn hãy lập kế hoạch cụ thể và mục tiêu theo thời gian.

Ví dụ mục đích của bạn là học xong ngữ pháp căn bản trong một tháng, thì bạn hãy lên kế hoạch cụ thể trong một tháng học tập đó. Vạch ra những chủ điểm tiếng Anh cần phải học và phân chia cụ thể theo từng tuần, từng ngày. Mục tiêu ngày thứ nhất là nắm chắc về thì hiện tại đơn, ngày thứ hai học về danh từ,… Bạn nhớ là mục tiêu càng cụ thể thì việc học của bạn càng hiệu quả.
Tại một thời điểm hãy tập trung vào một chủ đề

Tại một thời điểm bạn nên tập trung vào một chủ đề và vận dụng thật tốt. Ví dụ ngày thứ nhất bạn học về thì hiện tại đơn thì chỉ nên tập trung vào chủ đề này. Bạn hãy gạch ra những câu được viết ở thì hiện tại đơn có trong bài đọc, nói tiếng Anh ở thì hiện tại,… Bạn hãy tìm những bài tập ngữ pháp và thực hành thật nhiều về chủ đề đang học. Ở thời điểm khác bạn hãy tập trung vào chủ đề khác. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ và nhớ kiến thức nhiều hơn. Điều quan trọng là thực hành ngay những gì bạn học và thực hành thường xuyên.

Đọc nhiều

Cách học ngữ pháp nhanh nhất đó là đọc nhiều. Câu là đơn vị cơ bản để hình thành một đoạn văn, sau đó là bài văn. Cách thức viết một câu, liên kết các câu đó chính là ngữ pháp. Đọc nhiều giúp bạn nâng cao vốn từ vựng và học được nhiều cấu trúc mới. Bạn hãy gạch chân những câu văn có cấu trúc lạ, những câu văn hay có trong bài đọc và học thuộc chúng. Thực hành đọc một cách thường xuyên, bạn sẽ có vốn từ phong phú, viết văn chuẩn xác và hay hơn.

Dịch sang tiếng Anh

Trước hết hãy bắt đầu với đơn vị cơ bản là câu. Bạn hãy dịch câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tiếp đến bạn dịch một đoạn văn và cuối cùng là một bài văn. Đừng lo về kiến thức ngữ pháp. Bạn hãy nhớ là đang học và bạn có quyền làm sai, hãy dịch thường xuyên và nhờ một người bạn thông thạo tiếng Anh kiểm tra giúp. Thông qua quá trình dịch, kiến thức ngữ pháp của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Viết tiếng Anh

Bạn hãy sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đã học để viết một bài văn. Bạn có thể viết lại nhiều lần cho đến khi ưng ý và nhờ người khác góp ý. Quá trình này giúp bạn học thêm nhiều cấu trúc mới đồng thời tránh được nhiều lỗi sai thường gặp khi sử dụng ngữ pháp.

Tự tin nói tiếng anh

"Học đi đôi với hành”. Hãy vận dụng những kiến thức ngữ pháp tiếng anh để tự tin hơn trong giao tiếp. Bạn có thể nói sai nhưng đừng ngại, lần sau chắc chắn bạn sẽ nói đúng.

Đừng quên những trường hợp ngoại lệ

Khi gặp những trường hợp không đúng với kiến thức ngữ pháp mà bạn học thì hãy ghi chép lại và đối chiếu với những quy luật để có thể nhớ được chúng. Bất cứ vấn đề gì cũng có ngoại lệ và ngữ pháp tiếng anh cũng vậy. Bạn đừng quá cứng nhắc khi vận dụng ngữ pháp vào thực tiễn hãy linh hoạt và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.

Trên đây là những chỉ dẫn giúp bạn học ngữ pháp giúp bạn học ngữ pháp tiếng anh một cách hiệu quả. Xác định mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch cụ thể và vận dụng các phương pháp linh hoạt nhất định bạn sẽ có nền tảng ngữ pháp vững vàng.
Category: articles
Hocbong.org
Facebook là một trang mạng xã hội rộng lớn có tính tương tác cao. Sẽ thật lãng phí nếu chúng ta không biết tận dụng cho việc học tập, đặc biệt là học tiếng Anh.
Nhưng làm thế nào để biến facebook trở thành một kênh học tiếng Anh hiệu quả? Bạn có thể tham khảo một vài câu trả lời dưới đây:
1.       Hãy tích cực bình luận (comment)
Các fanpage học tiếng Anh đang ngày càng phát triển với những kiến thức đa dạng và mang tính tương tác cao.
cách học tiếng anh qua facebook
Nếu gặp một bài đăng có câu hỏi mở, hãy comment trả lời. Đôi khi sẽ có cả người quản trị (admin) cũng như các thành viên khác cùng vào comment và trò chuyện với bạn, sửa lỗi cho bạn.
Nếu gặp một bài đăng có những câu nói ý nghĩa hay nêu lên một vấn đề nào đó, đừng ngại comment bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, tất nhiên là bằng tiếng Anh. Việc này không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng viết mà còn có thể đem lại những cơ hội bất ngờ. Nếu kiến thức tiếng Anh của bạn khá, comment của bạn ấn tượng, rất có thể admin sẽ nhận thấy khả năng của bạn và biết đâu sẽ ngỏ lời mời bạn hợp tác cùng fanpage. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể trở thành admin của một fanpage học tiếng Anh khi bạn có những comment tích cực.
2.       Đừng chỉ nhấn “Thích” (Like) hay “Chia sẻ” (Share) một cách vô thức
Rất nhiều người có thói quen nhấn Like và Share ngay khi vừa nhìn thấy bài học với suy nghĩ share về tường để lưu lại bài học, khi nào muốn học thì dễ dàng xem lại. Tuy nhiên, trên thực tế liệu có bao nhiêu người xem lại những bài học đó?
Ngoài ra, nhiều người dùng máy tính lại áp dụng cách sao chép các bài học và lưu thành một file văn bản. Đây cũng là một cách để dễ dàng xem lại các bài học, tuy nhiên thao tác sao chép và dán (copy paste) lại quá đơn giản và nhanh gọn, sẽ rất khó để bạn nhớ kiến thức lâu dài.
Tốt nhất bạn hãy sắm cho mình một cuốn sổ tay để tiện ghi chép và có thể xem lại bất cứ lúc nào. Mỗi ngày trên một fanpage có rất nhiều bài học, nếu để ý bạn sẽ thấy các bài học được phân chia theo các mục khá rõ ràng như: từ vựng, ngữ pháp, idioms (thành ngữ), dịch, học qua danh ngôn, truyện vui, bài hát… Bằng cách phân loại như vậy, lượng kiến thức rộng lớn trong cuốn sổ tay của bạn sẽ được trình bày một cách khoa học mà không nhàm chán, và chắc chắn việc học tiếng Anh của bạn cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.
3.       Tham gia các nhóm (group) học tiếng Anh
Nếu như trên fanpage bạn thường tiếp nhận bài học một cách thụ động, thì trong group, bạn hoàn toàn có thể chủ động quyết định nội dung kiến thức mình muốn học.
Bạn có thể đăng lên tất cả những gì bạn băn khoăn về tiếng Anh, những bài tập trên lớp mà bạn không thể giải đáp, hay đơn giản là một lời chào, một bài đăng giới thiệu bản thân, tất cả mọi người sẽ cùng trò chuyện, thảo luận và góp ý giúp bạn. Hơn nữa, trong group có rất nhiều thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Một khi tham gia group, bạn vừa có thể làm quen thêm nhiều bạn mới, lại vừa học hỏi được nhiều điều về các nền văn hóa cũng như cách sử dụng tiếng Anh ở các quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên cũng có một số ít người lợi dụng group chỉ để hoàn thành bài tập thầy cô giao cho mình mà không muốn động não suy nghĩ, một thái độ ỷ lại trong học tập sẽ không bao giờ giúp chúng ta tiến bộ được.
4.       Hãy chủ động tiếp thu một cách có chọn lọc
Hiện nay, các fanpage học tiếng Anh đang ngày càng trở nên phổ biến, các bài đăng cũng không ngừng tăng lên về số lượng và cải thiện về chất lượng. Tuy nhiên do là trang mạng xã hội nên những sai sót về kiến thức là không thể tránh khỏi. Bên cạnh các fanpage trên facebook, bạn nên học kết hợp nhiều nguồn khác như các web tiếng Anh, sách vở, thầy cô, bạn bè…
Điều cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng trên facebook là các fanpage học tiếng Anh chứ không phải dạy tiếng Anh, nếu bạn trông chờ nó trở thành giáo viên online của bạn thì bạn đã nhầm. Hãy coi fanpage, group và các thành viên trong đó như những người bạn cùng tiến của mình. Dù học ở đâu, học qua phương tiện nào cũng vậy, chỉ cần bạn chăm chỉ và học với một tâm thế chủ động, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều điều.
Bùi Ly
Category: articles
Hocbong.org

Đam mê ngoại ngữ, tốt nghiệp quản trị khách sạn, Anna từng bị đánh giá là không phù hợp làm cô giáo truyền thống. Nhưng cũng từ đó, cô sáng tạo ra cách học tiếng Anh mới, thu hút nhiều bạn trẻ.

Một tuần sau clip Hãy nói tiếng Anh đi gây sốt, điện thoại của cô giáo Anna liên tục đổ chuông. "Cảm xúc lúc biết clip được lên báo là bất ngờ và sung sướng lắm", Anna nói. Bạn bè chia sẻ đường dẫn clip, đồng loạt chúc mừng và khen ngợi, suốt mấy ngày trời Anna trả lời tin nhắn "mỏi tay luôn".
Nhóm làm clip Hãy nói tiếng Anh đi có 4 người: 2 cô giáo và 2 quay phim, dựng hậu kỳ. Người lên nội dung kiêm diễn viên chính là Anna.
189-7508-1394614073.jpg
Lấy nickname là cô giáo Anna, Nguyễn Huyền Trang tâm sự, cô lấy cảm hứng từ nhân vật trong một bộ phim nước ngoài. Cô gái đó có thể thay đổi nhiều điều trong thế giới. Ảnh: NVCC
Ý tưởng làm clip nảy sinh khá tình cờ, có thể trong một buổi đi chơi, cà phê cùng bạn bè, lúc hoạt động thể thao... "Có clip em chỉ nghĩ ra trong vòng nửa tiếng", Anna nói, "như bản cover Hãy yêu nhau đi vừa rồi chẳng hạn".
Ý tưởng đến bất chợt như thế, nhưng lúc lên nội dung, Anna phải "thẩm định" mấy lần. Cô giáo trẻ suy nghĩ, làm clip về giáo dục có những tiêu chí riêng: Vui nhưng không quá lố, hấp dẫn nhưng không phản cảm, làm thế nào để các bạn trẻ đón nhận say sưa?
Kỷ niệm lúc quay thì nhiều, vui có buồn có. "Nhớ nhất là lúc đang quay thì bị chó đuổi", Anna cười tít mắt kể. Lần khác, đang đứng ""talk show" ngoài ban công, cô giáo 9X cũng suýt ngã nhào vì mải nói.
Có lần nhận được tin nhắn khen ngợi từ khán giả ngoại quốc, cổ vũ cả nhóm tiếp tục sản xuất video, cả nhóm mừng không ngủ nổi. Những món quà tinh thần trở thành động lực cho cả êkíp tiếp tục sản xuất clip.
"Bạn từng học hay sống ở nước ngoài chưa?", không ít người bạn cả tây lẫn ta từng hỏi Anna như thế. Cô giáo 9X tủm tỉm: "Đến du lịch, em cũng chưa ra khỏi lãnh thổ chữ S, chưa học ở bất cứ trung tâm hay được giáo viên nước ngoài nào rèn luyện. Cách phát âm chuẩn, rõ ràng trong tiếng Anh của em là nhờ bắt chước", Anna chia sẻ. 
"Em tự tạo cho mình môi trường học tiếng Anh giao tiếp bằng cách: đọc báo, nghe nhạc, xem phim... mỗi ngày và bắt chước theo giọng bản địa chứ ít khi học theo sách hay giáo trình có sẵn. Năng khiếu chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu là kiên trì", Anna khẳng định. 
Cô giáo 9X hay lên các kênh khoa học trên Internet để vừa học vừa giải trí. Kiến thức trên mạng thường rất dồi dào nhưng không phải ai cũng khám phá ra. Ý thức được điều đó, Anna và những cộng sự đã lên kế hoạch dài hơi cho chiến dịch truyền đam mê học tiếng Anh đến các bạn trẻ Việt.
136-7053-1395144765.jpg
Anna bày tỏ mong muốn mình có thể tạo ra một lớp học mới, cách tiếp cận mới thu hút bạn trẻ. Ảnh: NVCC
Không thù lao, chẳng có học trò cố định, mỗi lần sản xuất clip học tiếng Anh, cả nhóm đi quay và làm việc miệt mài từ sáng đến đêm khuya. Dự định của Anna và các bạn là thực hiện 2 "bài học" mỗi tuần, ý tưởng lấy từ cuộc sống sinh động xung quanh. 
Thực tế, Anna bắt đầu đi dạy tiếng Anh tại các trung tâm từ cuối năm nhất đại học. Công việc không chỉ cho cô một khoản thu nhập, mà hơn hết, nó truyền cho Anna cảm hứng để thấy mình đang sống ý nghĩa mỗi ngày. 
Bản thân từng bị từ chối đứng lớp, bị nhận xét không phù hợp làm cô giáo truyền thống, từng hoang mang về tương lai, nghĩ mình không thể theo đuổi nghề nghiệp này dù yêu thích. "Nhưng hơn tất cả, em tin rằng tình yêu với ngoại ngữ khiến em có thể làm được điều đó", Anna tâm sự.
Không thể lên lớp theo kiểu truyền thống, Anna dạy theo một cách mới, đầy sáng tạo và không có ở bất cứ nơi đâu. Xây dựng những clip học ngoại ngữ một cách dễ thương như: Rủ gấu đi chơi bằng tiếng Anh thế nàoXin sếp nghỉ bằng ngoại ngữ ra sao hay cover ca khúc hit Hãy yêu nhau đi...
Say sưa với nghề giáo, Anna mở nhiều lớp học miễn phí cho đủ đối tượng học trò, tự tay biên soạn những giáo trình riêng. "Em mong muốn có thể thay đổi được thói quen và cách học tiếng Anh của người trẻ. Đó là lý do em lấy nickname Anna, một cô gái trong bộ phim của Châu Nhuận Phát và Jodie Foster - cô gái có thể thay đổi thế giới từ suy nghĩ của bản thân mình".
 Hồng Nhung
Category: articles
Hocbong.org
In love : đang yêu 
In fact : thực vậy 
In need : đang cần 
In trouble : đang gặp rắc rối 
In general : nhìn chung 
In the end : cuối cùng 
In danger : đang gặp nguy hiểm
In debt : đang mắc nợ
In time : kịp lúc
In other words : nói cách khác
In short : nói tóm lại
In brief : nói tóm lại
In particular : nói riêng
In turn : lần lượt
AT
At times : thỉnh thoảng
At hand : có thể với tới
At heart : tận đáy lòng
At once : ngay lập tức
At length : chi tiết
At a profit : có lợi
At a moment’s notice : trong thời gian ngắn
At present : bây giờ
At all cost : bằng mọi giá 


Category: articles

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Hocbong.org
Bạn đã biết cách bắt đầu một cuộc hội thoại với người nước ngoài một cách tự nhiên nhất chưa?

Xin giới thiệu 5 loại câu hỏi phổ biến nhất để bạn có thể bắt đầu bất cứ một cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh nào.

Đây là những câu hỏi quen thuộc nhất sẽ giúp các bạn có được những thông tin cơ bản về một ai đó trong lần đầu nói chuyện:

- What is your name? (Tên bạn là gì?)

- Where are you from? (Bạn từ đâu đến?)

- Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)

- What do you do? (Bạn làm nghề gì?)

- What do you like doing in your free time?/ What are your hobbies? (Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi/ sở thích của bạn là gì?)

Chúng ta hãy đi vào chi tiết từng loại câu hỏi để có thể kéo dài thêm cuộc hội thoại nhé.

1.“What is your name?” (Tên bạn là gì?)

Khi có được câu trả lời về tên tuổi của người đang nói chuyện với bạn bạn có thể hỏi thêm những chi tiết nhỏ như:


Category: articles
Hocbong.org
Trong phần này chúng ta sẽ được học về 1000 từ vựng tiếng Anh cơ bản hay dùng nhất trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày. Hy vọng những từ vựng Tiếng Anh cơ bản này sẽ giúp các bạn học tiếng Anh ngày càng tốt hơn.
Word
Transcript
Class
Audio
Meaning
Example
a
/eɪ/ /ə/
article
một
  • My younger sister has a very cute dog.
an
/æn/ /ən/
article
một
  • There's an apple on the plate.
about
/əˈbaʊt/
prep
về
  • What are you talking_about?
above
/əˈbʌv/
prep
ở trên
  • Her name comes above mine on the list.
across
/əˈkrɒs/
prep
ngang qua
  • The bakery is just across the street.
act
/ækt/
v
hành động, cư xử
  • He acts like a fool.
active
/ˈæk.tɪv/
adj
năng động, chủ động
  • He takes a more active role in the team nowadays.
activity
/ækˈtɪvɪti/
n
hoạt động
  • She takes part in many sports activities in our university.
add
/æd/
v
thêm vào, cộng
  • Beat the butter and sugar together and slowly add the eggs.
afraid
/əˈfreɪd/
adj
sợ, e rằng
  • Are you afraid of ghosts?

Mạo từ

Trong tiếng Anh có 3 mạo từ là a, an, the. A và an là mạo từ không xác định, dùng với danh từ đếm được số ít.
Eg: a/an + book/pen/orange/clock/house...

A kết hợp với các danh từ bắt đầu bằng phụ âm
Eg: a colour, a dog, a cake...

An kết hợp với các danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Eg: an apple, an orange...

Chú ý:
a horsean hour (h là âm câm)
a university (u phát âm thành /j/)an umbrella

Họ từ Act 

act(v)hành động, cư xử
action(n)hành động, hành vi
activity(n)hoạt động
actor(n)diễn viên
actress(n)nữ diễn viên
active(adj)chủ động, tích cực
inactive/ unactive(adj)không hoạt động, thụ động
actively(adv)một cách tích cực
Category: articles

Bài đăng phổ biến